Tìm hiểu cách đánh tổ tôm chuẩn nhất

Tổ tôm là một trong những trò chơi dân gian đặc biệt nhất của người Việt Nam. Tuy nhiên, cách đánh tổ tôm rất khó với số lượng cây lớn, nhiều luật riêng biệt. Chính vì vậy, nó đang dần mai một và không còn được chơi nhiều.

Trong bài viết này, UFO INFO sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về trò tổ tôm nổi tiếng của nước ta. Cùng xem nhé.

Đôi dòng về trò tổ tôm

Nhiều người vẫn nhầm lẫn trò tổ tôm này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên điều này là sai lầm. Nguồn gốc của trò chơi này vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nó rất phổ biến ở Việt Nam vào những năm thế kỷ 19. Đặc biệt, giới thượng lưu xem đây là trò chơi thanh lịch, chỉ dành cho người giàu có và an nhàn.

Tổ tôm là một trò chơi độc đáo nhưng có cách chơi khó

Tổ tôm là một trò chơi độc đáo nhưng có cách chơi khó

Một số ý kiến cho rằng, tổ tôm có nguồn gốc từ Nhật. Điều này là do các hình vẽ, chữ trên cây bài đều theo phong cách Nhật. Thực chất ở thời Pháp thuộc, công ty A.Camoin & Cie đã phát hành bộ bài tổ tôm theo phong cách mỹ thuật Pháp và đây là bộ bài phổ biến ngày nay.

Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tổ tôm xuất phát từ Việt Nam. Cả người dân Trung Quốc và Nhật Bản đều không sử dụng trò chơi này.

>> Cách đánh bài tá lả có dễ không?

Cách đánh tổ tôm

Tìm hiểu về bộ bài tổ tôm

Trước khi biết cách đánh tổ tôm, bạn cần hiểu về những lá bài này. Bộ bài có 120 lá, gọi là quân. Nó được chia thành 3 hàng – 3 chất cây (hoa) khác nhau.

  • Vạn (萬)
  • Sách (索)
  • Văn (文)

Mỗi hàng có 9 bậc được gọi theo số từ số (一) đến cửu (九). Mỗi bậc sẽ có 4 quân, tổng cộng 9 bậc có tất cả là 108 quân.

Ngoài ra có thêm một số đặc biệt gọi là hàng yêu: Có thể là yêu đỏ hoặc yêu điều. Tên gọi của nó là do có thêm dấu son đỏ bên trên mặt chữ. Có tên gọi riêng là:

  • Ông lão/ ông cụ;
  • Thang thang;
  • Chi chi;

Hàng yêu có thêm 4 quân mỗi bậc. Tức là có thêm 12 quân, kết hợp với 108 quân trên là tổng 120 quân cả lượt.

Những lá bài được làm từ bìa cứng, dài, hẹp với một mặt để trơn, mặt còn lại của quân bài bao gồm hình và chữ. Trên mỗi lá vẽ hình ở giữa, tên quân sẽ được viết ở 2 đầu của cây bài.

Hiện tại, cách ghi nhớ bài đơn giản nhất vẫn là tuân thủ theo câu: “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”.

Chi tiết cách chơi tổ tôm truyền thống của nước ta

Cách chơi cơ bản

Muốn chơi tổ tôm, nhất định phải có đủ 5 người – còn gọi là 5 chân trên bàn tổ tôm. Tất cả ngồi trên chiếu, quây thành vòng tròn. Nếu không muốn ngồi chiếu có thể ngồi bàn tròn.

Các cây bài trong 1 bộ tổ tôm tuyệt đẹp

Các cây bài trong 1 bộ tổ tôm tuyệt đẹp

Người cầm cái chia đều bài thành 6 phần bằng nhau, mỗi phần có 120 cây. Năm phần được chia cho mọi người, còn lại 1 phần là bài nọc sẽ đặt nằm ở giữa chiếu.

Mỗi người cầm bài xoè dạng nan quạt như những loại bài thông thường. Rồi xếp thành từng bộ theo thể lệ của tổ tôm.

Ván bài bắt đầu từ vị trí của người cầm cái, họ sẽ bắt đầu rút hai quân từ bài nọc. Một quân là bài bốc, đặt cùng với bài nọc nhưng quân này đặt ngửa. Một quân người cái giữ trên tay. Vào thời điểm này, người cái có 21 quân, bài nọc có 18 quân thường 1 quân bốc. Còn 4 người còn lại mỗi người cầm trên tay 20 quân.

Người cái đánh quân bài đầu tiên xuống chiếu, vào cửa bên phải của mình theo chiều ngược đồng hộ. Người kế được gọi là tay dưới có hai lựa chọn để có phu – bộ:

  • Ăn;
  • Không ăn;

Nếu ăn là nhận quân bài của tay trên đánh xuống, thì phải đánh ra cửa phải của mình cho người tiếp theo. Nếu không ăn, sẽ bốc 1 cây từ xấp bài nọc để giữa.

Các quy định trong trò tổ tôm

Phu

Khi chơi tổ tôm, có rất nhiều luật cần tuân thủ

Khi chơi tổ tôm, có rất nhiều luật cần tuân thủ

Một phu, tức một bộ phải có ít nhất là 3 cây bài. Chưa tròn 1 phu thì được gọi là lưng và phải chờ quân để tạo phu. Các phu trong tổ tôm là:

  • Phu dọc: ba quân cùng một hàng và được xếp theo tứ tự số; ví dụ như nhất vạn + nhị vạn + tam vạn; hay cũng có thể là nhị văn + tam văn + tứ văn…
  • Phu bí: là phu cùng một số trên lá bài nhưng mà khác hàng; ví dụ như nhị vạn + nhị sách + nhị văn
  • Thiên khai: bộ có bốn quân bài giống nhau
  • Khàn: ba quân bài là giống nhau
  • Phu lưng còn gọi là “cộng thành 10” với hàng văn lớn hơn cả trong đó; ví dụ như nhất vạn + nhất sách + cửu văn; nhị vạn + nhị sách + bát văn;

Trong số này, cũng có những phu độc đáo có tên riêng như sau:

  • Tôm: tam vạn + tam sách + thất văn
  • Tôm đỏ: cửu vạn + cửu sách + thang thang
  • Lèo: cửu vạn + cửu sách + chi chi

Nhà cái đi trước, hạ bài xuống chiếu rồi bắt đầu bốc 1 quân từ sấp nọc. Khi nọc hết thì xong 1 ván tổ tôm. Nếu ván không có ai ù thì được coi là ván hoà.

Ù

Đây là trường hợp người đánh hạ cả 21 quân trên bài mình xếp thành các phu và không có quân bài lẻ nào. Quân lẻ thì gọi là rác, nhưng luật tuyệt đối cấm rác có quân yêu. Ù có nhiều loại khác nhau:

  • Ù thập điềm: toàn quân đỏ
  • Ù bạch định: toàn quân trắng
  • Ù kính cụ: toàn quân trắng và quân Ông cụ
  • Ù kính tứ cố: toàn quân trắng và bốn quân Ông cụ

Cách xếp bài

Khi chơi tổ tôm, bài hạ xuống chiếu có quy tắc riêng để tính điểm. Phu bí phải xếp trên cùng, phu dọc phải được xếp dưới và đặt cọc. Có thiên khai thì phải trình làng, khàn thì đặt úp xuống chiếu, đến khi ù mới lật lên.

>> Xem thêm: Cách đánh bài chắn.

Tính điểm

Hãy theo dõi UFOINFO để cập nhật thêm thông tin về cách đánh tổ tôm và các trò chơi hấp dẫn nhé

Hãy theo dõi UFOINFO để cập nhật thêm thông tin về cách đánh tổ tôm và các trò chơi hấp dẫn nhé

Nhiều ván tổ tôm gom lại được xem là một hội tổ tôm. Mỗi ván tính điểm rồi cộng lại phân định thắng thua.

Lời kết

Như vậy, bạn đã biết thông tin cơ bản về cách đánh tổ tôm. Hãy theo dõi UFOINFO để cập nhật thông tin, từ đó biết thêm về những trò chơi hấp dẫn nhất hiện nay nhé.

Viết bình luận