Tên các quân bài tứ sắc và cách chơi tứ sắc
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, bài tứ sắc rất được yêu thích tại Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng UFOINFO tìm hiểu về tên các quân bài tứ sắc và cách chơi trò hấp dẫn này nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về một trò chơi cổ điển, hấp dẫn nhất đấy.
Đôi dòng giới thiệu về bài tứ sắc
Tứ sắc là trò chơi hấp dẫn, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã du nhập vào Việt Nam rất nhiều năm. Nó được chơi nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam.
Loại bài này sử dụng bộ bài có 112 lá với 4 màu sắc khác nhau: Trắng, xanh, cam và vàng. Quân được làm dạng chữ nhật dài bằng bìa cứng. Trên mỗi quân bài đều có chữ Hán và hình ảnh tương ứng.
Trò chơi này có thể chơi từ 2 đến 4 người.
>> Tìm hiểu về cách chơi phỏm 9 cây đơn giản nhất.
Tìm hiểu về tên các quân bài tứ sắc
Muốn chơi trò này hiệu quả, người chơi bắt buộc phải nhớ được tên của các quân bài. Dưới đây, cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến tên, thông tin liên quan nhé.
Khái niệm cơ bản khi đánh tứ sắc
-
Chẵn
Đây là trường hợp người chơi có 2 đến 4 quân bài cùng màu, giống nhau. Riêng với quân bài Tốt có thể có 3 – 4 lá bài khác nhau, quân tướng có từ 1 – 4 lá bài. Trong đó 4 lá bài giống nhau, cùng màu sẽ được gọi là quan.
-
Khạp
Trường hợp người chơi có 3 lá bài giống nhau và cùng màu.
-
Lẻ
Đây là trường hợp người chơi có được sự kết hợp của 3 quân khác nhau: Tướng, sĩ, tượng hoặc xe, pháo, mã. Nhưng điều kiện cần thiết là 3 quân trong bộ đó phải cùng màu.
-
Rác
Đây là những quân bài rác, trên bộ bài không thể kết hợp thành chẵn, khạp hay lẻ như nêu ở trên.
>> Cách nhớ bài phỏm hiệu quả nhất.
Tên các quân bài tứ sắc theo cách dễ nhớ nhất
Đạo quân/ màu | Trắng | Xanh | Vàng | Cam |
Tướng (帥) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Sĩ (仕) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tượng (相) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Xe (俥) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Pháo (炮) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Mã (兵) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tốt (卒) | 4 lá | 4 lá | 4 lá | 4 lá |
Tổng màu | 28 lá | 28 lá | 28 lá | 28 lá |
Tổng số bài | 112 lá |
Với các bạn mới bắt đầu làm quen với trò này, hãy tìm cách nhớ tên. Cách nhớ khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhớ mặt 7 quân cờ tướng. Sau đó đem ra xếp theo thứ tự như đã liệt kê trên bảng trên. Các quan sẽ từ mạnh nhất đến yếu nhất: Tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
Sau đó, xáo các quân cờ lại. Và thực hiện việc sắp xếp lại những quân cờ theo thứ tệ trên. Chỉ cần lặp lại việc này vài lần là bạn có thể nhớ được bộ bài này một cách dễ dàng nhất.
Tìm hiểu về cách chơi bài tứ sắc
Sau khi đã nhớ tên các quân bài tứ sắc, hãy cùng xem cách chơi bài độc đáo này nhé.
Cách chia bài tứ sắc
Thường có 4 người chơi bài tứ sắc. Tuy nhiên, nếu không đủ mọi người cũng có thể chơi ván 2-3 người. Cách chia bài như sau:
- Đầu tiên khi bắt đầu ván bài, một người sẽ chia bài cho mỗi người 10 lá úp xuống. Đây được gọi là những lá công cộng, hay bài chung.
- Người chia bài thực hiện chia bài lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Chia dứt điểm 1 người 10 lá xong tiếp tục đến người khác.
- Sau lượt chia bài thứ nhất, người chia sẽ chia lượt thứ 2, mỗi người 10 lá chỉ có người chơi mới được nhìn thấy. Đó chính là lá bài tẩy.
- Bài được chia thành 4 cửa khác nhau, mỗi cửa chia 5 lá. Riêng người chia sẽ được 21 lá. Những lá còn lại được để ở giữa bàn để gọi là Nọc.
Cách chơi bài tứ sắc như thế nào
Khi bắt đầu chơi, người chơi có 21 lá bài sẽ bỏ 1 lá bài xuống sàn. Người phía sau sẽ dựa vào đó để bắt đầu tạo thành Chẵn, khạp, lẻ hoặc lá quan. Trong trường hợp con bài của người đi trước thành chẵn, khạp, lẻ hoặc quan.
Trong trường hợp con bài của người thứ 2 không kết hợp được với quân bài của người đi trước, đồng nghĩa với việc người thứ 2 phải rút 1 quân bài ở Nọc. Sau đó trả lại một lá bài khác. Lần lượt thực hiện chơi như vậy cho đến khi một người trong ván hết bài thì được cộng thêm 3 điểm.
Các quy luật khi đánh bài tứ sắc
- Quy tắc ăn quân theo thứ tự sẽ được ưu tiên như sau: Ăn quân chẵn trước rồi ăn quân lẻ.
- Người chơi phải ăn đúng vị trí cửa đánh của mình, tuyệt đối không được bỏ vị trí cửa đánh.
- Bài tứ sắc còn có 1 quy luật gọi là bài bụng, nó chính là cách kết hợp 3 quân bài khác nhau:
- Xe – pháo – pháo – mã;
- Xe – pháp – mã – mã;
- Xe – xe – pháo – mã;
Cách tính điểm trong bài tứ sắc như thế nào
- Bài Đôi: không được tính điểm
- Tướng: tính 1 điểm
- Bài Lẻ hoặc Khạp đã khui: 1 điểm
- Bài Quàn đã khui: 6 điểm
- Khạp (còn trên tay): 3 điểm
- Quàn (còn trên tay): 8 điểm
- 4 con chốt khác màu: 4 điểm
Lời kết
Như vậy, bạn đã có những thông tin cần thiết về việc ghi nhớ tên các quân bài tứ sắc. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.